+ Mặc dù hàn MIG điểm thường được dùng để hàn đính nhưng nó hoàn toàn có thể dung để ghép nối tương tự như hàn điểm với những mối hàn có hình dáng đẹp và chất lượng Trong nhiều kết cấu, phương pháp này thay thế cho hàn liên tục để giảm thời gian hàn và tiết kiệm. Hơn nữa phương pháp này dễ thực hiện; không đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật. Thép bình thường, thép không gỉ và nhôm thường được hàn với phương pháp này.
+ Hàn Mig điểm là một biến thể của phương pháp hàn liên tục. Các mối hàn chỉ thực hiện trên từng điểm riêng, nó nối 2 tấm bằng cách cho vật liệu tấm này thâm nhập vào tấm kia tại điểm đó.
+ Mối hàn MIG điểm không yêu cầu quá cao về làm sạch kim loại cơ bản. nhưng khi hàn tấm có bề dày lớn hơn 6,5mm cần phải tạo một lỗ ở tấm bên trên để đảm bảo độ ngấu.
+ Kỹ thuật hàn Mig điểm cơ bản giống với hàn MIG liên tục, khác ở chỗ hàn MIG điểm thực hiện tại một điểm trong một khoảng thời gian cho mối hàn đủ ngấu và đủ để điền đầy mối hàn.
+ Dây hàn và khí bảo vệ được cấp để duy trì hồ quang, thời gian duy trì hồ quang càng lâu thì mối hàn có độ ngấu càng sâu và thời gian hàn cũng phụ thuộc vào độ dày của vật liệu.
+ Sau khi ngắt dòng hàn và bộ cấp dây dừng, hồ quang ngắt tuy nhiên khí bảo vệ vẫn tiếp tục ra bảo vệ mối hàn. Vì mối hàn thực hiện trên be mặt phẳng nên hình dáng mối hàn có độ lồi tấm bên trên.
+ Hàn MIG điểm bình thường thực hiện trên tấm phẳng, nhưng với tấm mỏng có thể hàn ở vị trí đứng và hàn trần.